Monday, December 4, 2017

Phỏng vấn nhanh PGS Bùi Hiền- Chỉ sau một đêm, người ta đã biết dùng chính chữ của tôi


Khi đề xuất  viết "Luật giáo dục" thành "Luật záo zụk" của ông đưa ra. Đã gây bùng nổ tranh cãi, số đông mọi người đều không đồng tình. Có những người góp ý nhẹ nhàng, nhưng bên cạnh đó có rất nhiều ý kiến phản đối. Rất nhiều phê phán mạnh mẽ, cho rằng loại chữ này không khác gì “teencode” một thời.
Trước những phản ứng của dư luận, PGS.TS Bui Hien nói: "Họ dùng chính chữ của tôi để chửi tôi, chứng tỏ chữ này rất nhạy, rất nhanh vào đầu!"
Ông khẳng định: Đây là sự cải tiến chứ không phải là cải cách!
Mọi người đều chưa hiểu về bộ chữ đã đành. Nhưng nhiều người lại còn suy diễn ra việc bắt tất cả chúng ta học lại là hơi phóng đại. Bản thân tôi và các bạn, từ ngày xưa đã phải mất tới 1 năm để có viết và đọc t chữ quốc ngữ. Đó chẳng phải là khoảng thời gian quá lâu hay sao?"
"Với đề xuất bảng chữ cái này, có ai bảo mọi người phải cắp sách học lại từ đầu đâu? Chỉ cần được hướng dẫn theo hệ thống, hoàn toàn không phải học nhận dạng các chữ. Hệ thống chữ viết Latinh mình đã có trong đầu rồi, tôi không thay đổi chữ cái nào nên việc tiếp thu là rất nhanh.
Các câu hỏi được đặt ra là:
Sự cải cách bảng chữ cái tiếng Việt của ông sẽ mang lại lợi ích gì?
"Khi chuyển đoạn văn bản  "Luật Giáo Dục" thành "Luật Záo Zụk" tôi nhận ra mình tiết kiệm được đến 8%. Với 8% của 1 trang giấy không đáng là bao. Nhưng nếu tính số giấy của cả nước thì phải tiết kiệm được đến hàng vạn tấn giấy. Tôi nghĩ điều đó là nên làm!
Hơn nữa, chữ viết hiện tại gây rắc rối khi có quá nhiều chữ ghép. Điều này gây lỗi chính tả rất nhiều ở các văn bản. Không những các em học sinh mà thậm chí là tôi và bạn hiện nay vẫn thường nhầm lẫn. Khi muốn biên tập lại sẽ phải tra từ điển. Với việc sử dụng chữ mới, ta sẽ không phải sửa chữa lại lỗi chính tả nữa."
Từ khi nào Ông nhận thấy cần phải cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt?
Tôi đã nghiên cứu chữ viết Tiếng Việt từ hơn 40 năm rồi. Tôi đã công bốdự án đầu tiên vào năm 1995, nhưng chưa hoàn chỉnh. Xã hội bước sang giai đoạn công nghệ số rồi, tôi đã thấy việc cấp bách cần phải cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt vì vấn đề ở đây là tốc độ. Tốc độ càng nhanh thì càng phát triển!
Hiện tại tôi và các bạn làm việc gần như không viết tay nữa mà đa phần là đánh máy. Vì vậy, việc dùng máy tính để truyền đạt ý kiến, tiếng nói của mình cần phải ngắn gọn và khoa học. Hơn nữa, sau khi trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ tiếng Việt đã phát sinh nhiều bất hợp lý.
Các loại sách giáo khoa, các tài liệu...  sẽ phải thay đổi, in ấn lại. Như thế là tiết kiệm hay là tốn kém thêm?
PGS.TS Bui Hien chia sẻ:
Sao lại có thể nghĩ nông nổi như thế? In sách mới để làm gì, sách cũ còn dùng được thì tại sao lại vứt bỏ nó đi. Tôi khẳng định, ta chỉ thay đổi cái nào chúng ta cần, không nhất thiết phải thay đổi toàn bộ. Chỉ với những trẻ năm nay bắt đầu học chữ thì mới cần bộ sách mới, tài liệu mới. Trong khi chữ mới học thì dễ dàng, chỉ cần 15 - 20 phút là đọc được rồi.
Ngôn ngữ, chữ viết được xem là tài sản của dân tộc. Nhiều người cho rằng ông làm như thế này là "phá hủy" truyền thống?
Xét về mặt chữ viết từ xa xưa cho đến nay.  Trước kia chúng ta học và sử dụng chữ Nho. Thế mà một thời gian, Khi chữ Nho không đáp ứng được nhu cầu, ông cha ta đã sáng tạo ra chữ Nôm. Đó đã là 1 sự cải cách lớn!
Về sau này, khi xã hội phát triển, bỏ cả chữ Nho, chữ Nôm, chữ Tây để lại mỗi chữ quốc ngữ. Đây cũng là truyền thống, nó đâu phải bất biến. Riêng về công trình này của tôi, đây là sự cải tiến chứ không phải cải cách, tôi không có thay đổi gì, chỉ thêm-bớt chữ cái và làm cho nó hợp lý hơn. Vậy cớ sao lại vin vào truyền thống, đó là bảo thủ!
Trước làn sóng phản ứng, thậm chí là thái quá trên mạng xã hội, ông đã phải chịu áp lực như nào?
Có những ý kiến khách quan mang tính  thiện chí và đóng góp. Có nhiều bình luận phản đối gay gắt, kể cả việc sử dụng những từ ngữ thô bạo như "có vấn đề", "thần kinh", "điên khùng", "rửng mỡ"... Tôi cũng đã đọc cả nhưng tôi bỏ ngoài tai vì họ không đáng để quan tâm.
Với những người nghiêm túc viết bài thì .'tôi nhất định phải đọc để  rút kinh nghiệm. Còn dân mạng "ném đá hội đồng" thường là do chưa hiểu kỹ đề xuất của tôi thôi. Họ nói cứ để họ nói, nói mãi rồi cũng chán.
Đặc biệt, tôi thấy "cư dân mạng" họ rất mâu thuẫn. Trên mạng xã hội họ chê lên chê xuống, bảo là khó học , khó đọc. Nhưng buồn cười là chỉ sau đêm đầu tiên, nhiều người đã biết dùng chính chữ của tôi để chửi tôi. Bản thân tôi đã dạy họ đâu? Và tôi cũng chưa giới thiệu hệ thống này.  Nhưng họ lại học lỏm chỉ mấy tiếng đồng hồ thôi mà đã viết được đúng. Họ hoàn toàn không cần chờ 1 năm như việc học chữ quốc ngữ để chửi tôi. Điều này chứng tỏ là chữ này rất nhạy, rất nhanh vào đầu người ta. Thế mà người ta lại không thấy được cái lợi ấy mà quay sang chửi tôi.
Vậy trước những phản ứng đó, ông có  ý định tiếp tục công trình nghiên cứu của mình không?
Chắc chăn tôi vẫn sẽ tiếp tục công trình này vì tôi tin việc làm này có ích cho xã hội. Tôi tin vào tính khả thi của nó, mọi người có ứng dụng hay không thì tùy. Tất cả đều là tâm huyết!
Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Theo : banmetoday.com

0 nhận xét:

Post a Comment